0908 541956 - 0905 500114

Các phương án xây dựng kho lạnh hiện nay

Ngày đăng: 14/03/2019

Các phương án xây dựng kho lạnh hiện nay

 

Để bảo quản  lưu trữ sản phẩm trên quy mô lớn và trong thời gian dài, chúng ta bắt buộc phải xây dựng kho lạnh. Tuy nhiên xây dựng kho lạnh theo cách nào để vừa có chất lượng tốt, độ bền cao lại tiết kiệm chi phí? Hãy tham khảo các phương án xây dựng kho lạnh ngay sau đây của kholanhthanhphat.com

 

Xây dựng kho lạnh theo cách truyền thống

 

cac-phuong-an-xay-dung-kho-lanh-hien-nay

Đây là phương pháp được thực hiện tương tự như thi công các công trình nhà ở. Tức là phần vỏ kho lạnh sẽ được tạo nên từ vật liệu xây dựng đặc thù: gạch, vữa, xi măng hoặc đổ bê tông. Bên trong có thể sơn hoặc chèn thêm vật liệu cách nhiệt, cách ẩm để hạn chế tối đa sự thất thoát hơi lạnh.

Ưu điểm

Ưu điểm của xây dựng kho lạnh theo cách truyền thống là nguồn nguyên liệu dễ kiếm, tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương đồng thời có thể tận dụng được các công trình sẵn có để chuyển thành kho lạnh. Ngoài ra, với giá vật liệu thấp, xây dựng kho lạnh theo cách này sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ doanh nghiệp.

 

Nhược điểm

Nhược điểm của phương pháp này là công trình có tính chất cố định cao, khó di dời, tái lắp đặt hay sửa chữa; ngoài ra thời gian thi công dài ngày sẽ tiêu tốn nhiều chi phí cho việc thuê nhân công. Chưa hết, với vật liệu gạch và bê tông, sự thất thoát nhiệt được ước tính là 30 – 40%, gây tổn thất không nhỏ đến chất lượng bảo quản đông lạnh.

Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến tại Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 21, khi mà ngành công nghiệp lạnh chưa phát triển cực thịnh như ngày nay. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, xây dựng kho lạnh theo cách truyền thống đang dần thu hẹp phạm vi, nhường đường cho cách thi công ưu việt hơn, đó là xây dựng kho lạnh theo hình thức lắp đặt hiện đại.

Xây dựng kho lạnh theo hình thức lắp ghép

 

cac-phuong-an-xay-dung-kho-lanh-hien-nay-1

Xây dựng kho lạnh lắp ghép là phương pháp xây dựng các kho cấp đông, trữ lạnh bằng cách lắp ghép các tấm Panel tiêu chuẩn trên nền khung và mái đã được đo đạc sẵn.

Ưu điểm

Ưu điểm của phương pháp này là linh hoạt trong quá trình thi công, lắp ráp, sửa chữa, thay thế và di dời bởi các chi tiết cấu trúc cách nhiệt, cách ẩm là các tấm panel đã được thiết kế sẵn với đầy đủ các thông số kĩ thuật tiêu chuẩn. Thêm nữa, với việc lắp đặt phần vỏ nhanh gọn, chỉ cần khung và mái che nên tiết kiệm được thời gian thi công cũng như chi phí nhân công.

Ngoài ra, do không cần đến vật liệu xây dựng như kho xây trừ nền có con lượn đặt kho nên so với kho lạnh truyền thống, việc xây dựng kho lạnh lắp đặt đơn giản hơn nhiều. Và cuối cùng, với hệ số dẫn nhiệt thấp, hiệu quả cách nhiệt của các tấm Panel lên tới 95 – 99%, đảm bảo nền nhiệt trong kho lạnh luôn được giữ ở mức tối ưu cho hoạt động bảo quản, nâng cao chất lượng của sản phẩm lưu trữ.

cac-phuong-an-xay-dung-kho-lanh-hien-nay-2

Nhược điểm

Do sử dụng nguồn nguyên liệu chuẩn quốc tế, có độ bền cao (tấm panel EPS, tấm panel PU) nên chi phí cho vật liệu khi thi công kho lạnh lắp đặt là cao hơn hẳn so với chi phí vật liệu thi công kho lạnh truyền thống.

Trên đây là hai phương án xây dựng kho lạnh phổ biến hiện nay. Mỗi phương án đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Chính vì vậy trước khi lựa chọn phương án nào, bạn nên cân đối giữa nguồn vốn sẵn có, yêu cầu cấp lạnh cũng như độ bền của công trình để đưa ra quyết định phù hợp. Chúc bạn sẽ tìm được phương án tối ưu và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của

kholanhthanhphat.com