0908 541956 - 0905 500114

Cách Làm Lạnh Gián Tiếp và quy định về kỹ thuật Trong Thiết Kế Kho Lạnh

Ngày đăng: 06/06/2022

Hiện nay trên thị trường việc lắp đặt kho lạnh để bảo quản thực phẩm được rất nhiều công ty trong khu công nghiệp hay siêu thị sử dụng trong cuộc sống. Có rất nhiều cách làm lạnh riêng để đảm bảo chất lượng bảo quản thực phẩm là tốt nhất và hiệu quả nhất kho lạnh Thành Phát. gửi tới quý khách hàng một số chia sẻ về ưu điểm và nhược điểm của cách làm lạnh gián tiếp để các bạn cùng tham khảo.

Với phương pháp làm lạnh gián tiếp thì làm lạnh bằng các giàn chất tải lạnh như nước muối, glycol,… thiết bị bay hơi đặt ở ngoài kho lạnh. Ở trong buồng chất tải lạnh nóng lên do thu nhiệt của buồng lạnh. Và sau đó trở lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống bằng nhiệt độ yêu cầu và cứ như vậy được tuần hoàn liên tục. Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức.

* Một số ưu điểm và nhược điểm của kho lạnh làm lạnh gián tiếp:

+ Ưu điểm:

– Máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn, đường ống dẫn môi chất hệ thống ngắn được chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, có độ tin cậy lớn, dễ dàng kiểm tra lắp đặt và hiệu chỉnh.

– Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc hại với cơ thể sống và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản. Nó là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất độc hại đối với sản phẩm.

– Dung dịch chất tải lạnh có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng hoạt động, nhiệt độ kho có khả năng duy trì được lâu hơn.

+ Nhược điểm:

– Tốn năng lượng bổ sung cho bơm hoặc cánh khuấy chất tải lạnh

– Hệ thống thiết bị cồng kềnh vè phải thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh.

– Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn.

                                  

Trên đây chúng tôi vừa đưa ra một số ưu và nhược điểm để các bạn cùng tham khảo, nhưng nếu so sánh 2 phương pháp làm lạnh trực tiếp và làm lạnh gián tiếp thì phương pháp làm lạnh trực tiếp nó phù hợp với điều kiện của kho lạnh hơn như hệ thống không có cồng kềnh, tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ, dễ điều chỉnh nhiệt độ, và chi phí đầu tư ban đầu không nhiều. Qúy khách đang muốn lắp đặt kho lạnh hãy liên hệ với chúng tôi theo sốHotline: 0908541956 - 0905500114 quý khách sẽ nhận được sự tư vấn và ưu đãi nhất.

Quy định về kỹ thuật kho lạnh.

1. Địa điểm

Được xây dựng ở nơi cao ráo, không bị ngập hoặc đọng nước, thuận tiện về giao thông, xa các nguồn gây ô nhiễm;

Có đủ nguồn cung cấp điện ổn định đảm bảo cho sản xuất;

Có đủ nguồn nước sạch đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

2. Bố trí mặt bằng và kết cấu

Có mặt bằng đủ rộng cả trong lẫn ngoài, được bố trí thuận tiện cho việc tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, tránh được khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm; Nền kho lạnh, phòng đệm cao 0,8-1,4 m so với mặt bằng quanh kho, chiều rộng tối thiểu của phòng đệm là 5 m;

Có tường bao ngăn cách giữa cơ sở với bên ngoài;

                             

Kho lạnh có kết cấu vững chắc, có mái che không dột, được cách nhiệt tốt;

Trần và tường của kho lạnh, phòng đệm và phòng thay bao bì, đóng gói lại

( nếu có ) được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không bị ăn mòn, không ngấm nước, cách nhiệt tốt; có bề mặt nhẵn, màu sáng; được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng;

Nền của kho lạnh, phòng đệm, phòng thay bao bì, đóng gói lại (nếu có) phải đảm bảo phẳng, chịu tải trọng, không trơn trượt;

Cửa của kho lạnh, phòng đệm được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ngấm nước, cách nhiệt tốt, có bề mặt nhẵn, được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng; khi đóng cửa phải đảm bảo kín; các tấm màng che tại cửa kho lạnh được làm bằng vật liệu phù hợp;

Kho lạnh được thiết kế sao cho khi xả băng, nước từ giàn lạnh, trên trần kho, nền kho được chảy hết ra ngoài;

Phòng đệm, khu vực bốc dỡ hàng phải được thiết kế, cấu tạo thuận tiện đảm bảo ngăn chặn, hạn chế khí nóng và hơi nước vào kho lạnh, hạn chế dao động nhiệt độ khi bốc dỡ hàng;

Phòng thay bảo hộ lao động, nhà vệ sinh được thiết kế, bố trí phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn;

3. Thiết bị, phương tiện bảo quản, vận chuyển

Thiết bị làm lạnh phải có công suất đủ để bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ cần thiết và ổn định, kể cả khi kho chứa hàng đạt mức tối đa; Môi chất làm lạnh là loại môi

chất được phép sử dụng, không ảnh hưởng đến môi trường;

Các thiết bị áp lực chứa môi chất lạnh, ống dẫn, thiết bị trao đổi nhiệt phải đảm bảo an toàn, không bị rò rỉ và phải kiểm định theo qui định.

Giá kê hàng được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ngấm nước, có cấu trúc chắc chắn, được thiết kế thuận tiện cho việc bốc dỡ, dễ làm vệ sinh;

Thiết bị nâng hàng, bốc dỡ hàng, phương tiện vận chuyển được sử dụng trong kho lạnh phải được làm bằng vật liệu phù hợp, không rò dầu, không có nguồn gây ô nhiễm, có cấu trúc chắc chắn, được thiết kế thuận tiện cho việc bốc dỡ, vận chuyển, dễ làm vệ sinh, khử trùng;

Có nhiệt kế tự ghi được lắp đặt ở nơi dễ nhìn, dễ đọc, nhiệt kế có độ chính xác 0,50C. Đầu cảm biến của nhiệt kế được bố trí ở vị trí có nhiệt độ cao nhất trong kho; Nhiệt kế phải định kỳ kiểm định hoặc hiệu chuẩn.

Trong kho lạnh phải có thiết bị an toàn lao động: đèn báo hiệu, chuông báo động đặt ở vị trí thích hợp.

4. Hthng chiếu sáng

Trang bhthng chiếu sáng đủ sáng cho mi hot động xếp d, vn chuyn sn phm, ánh sáng đạt cường độ 200 lux trong kho và 220 lux ti phòng bao gói li và phòng đệm;

Đèn chiếu sáng trong kho lnh, phòng bao gói li và phòng đệm phi đảm bo an toàn và có chp bo v.

5. Bc dvn chuyn hàng hoá ra vào kho lnh

Quá trình bc dvà vn chuyn sn phm ra hoc vào kho lnh phi sdng thiết bphù hp để bc d, vn chuyn sn phm nhnhàng, nhanh chóng, tránh nh hưởng đến cht lượng sn phm và tránh stăng nhit độ trong kho;

Đối vi xe lnh dùng để chuyên chsn phm thusn phi có nhit kế theo dõi nhit độ và đảm bo nhit độ không khí bên trong đạt 180C hoc thp hơn.