0908 541956 - 0905 500114

Cách thiết kế và bố trí mặt bằng kho lạnh

Ngày đăng: 29/03/2019

1. Đặc điểm của buồng bảo quản đông:

 

- Buồng bảo quản đông có nhiệt độ thường là -18°C, .buồng thường dung để bảo quản các sản phẩm thịt , rau, quả, cá đã được kết đông  ở máy kết đông

 

- Buồng đông thường được trang bị dàn quạt nhưng cũng có thể được trang bị dàn tường hoặc dàn trần đối lưu không khí tự nhiên.

 

2. Dung tích và tiêu chuẩn chất tải của kho bảo quản đông:

 

 - Dung tích và tiêu chuẩn của chất tải của kho lạnh được thiết kế theo yêu cầu của từng trường hợp cụ thể .

 

- Tiêu chuẩn chất tải : chỉ tiêu cơ bản để đánh giá kho bảo quản là dung tích . Dung tích kho bảo quản đa năng là khối lượng hàng hoá(tấn) ,có thể đồng thời bảo quản trong kho .Khi biết được dung tích của kho lạnh người ta vẫn khó dự đoán được một đơn vị thể tích(m3) cho kho bảo quản đa năng, vì khối lượng hàng chất vào một đơn vị thể tích (1m3) khác nhau, phụ thuộc vào hàng hoá ,phương pháp bảo quản

 

Để tính toán chuyển đổi dung tích và thể tích kho lạnh người ta sử dụng dung tích quy ước còn gọi là định mức chất tải.Đối với thịt heo ở đây tiêu chuẩn chất tải kí hiệu là gv (t/m3)= 0,45

 

3. Xác định khối lượng và kích thước các buồng lạnh:

 

                      Các số liệu cơ bản để tính toán

Địa điểm

Tên buồng

Dung tích(tấn)

Sản phẩm bảo quản

Tp.HCM

Buồng bảo đông

300

Thịt heo

 

                        Dung tích kho bảo quản đông E = 300 tấn

 

  Dung tích kho lạnh là đại lượng cơ bản cần biết để xác định số lượng và kích thước của các buồng lạnh

 

              Dung tích kho bảo quản đông được tính theo biểu thức:

 

                                                   E=V.g­­­­­­v­­­­                                               (2-1)               (NĐL)

 

              V = E/ g­­­­­­v­­­­    =>   V = 300/0,45 = 666,6(m )   

 

Trong đó:

 

               E – dung tích kho bảo quản( tấn)

 

               V- thể tích kho bảo quản  m3;

 

               gv-   định mức chất tải thể tích t/m3;

 

    1. Diện tích chất tải
    2.  
  • Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ thuộc vào bao bì, thùng chứa, phương tiện bốc xếp. Chiều cao h có thể dược tính bằng chiều cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian cần thiết để chất hàng và đỡ hàng. Kho lạnh một tầng có chiều cao 6m thì chiều cao chất tải sẽ là 3.5m
  •  

                                      F= V/h = 666,6/3.5 =190,4 m2

 

  F – diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm chỗ trực tiếp ,m2

 

  h – chiều cao chất tải m;

 

Tải trọng của nền và của trần

 

- Được tính theo định mức chất tải và chiều cao chất tải của nền và giá treo hoặc móc treo vào trần:

 

gf ≥ gv.h                                                   (2-3)   (NĐL)

 

Trong đó :

 

g- định mức chất tải theo diện tích, t/m2

 

                                   gf ≥ gv.h  = 0,45 x 3.5 = 1,575 t/m3

 

      1. Xác định diện tích kho cần xây dựng:

 

 Fl=F/bF                                       (2-4)     (NĐL)

 

   Trong đó:                                  

                              

  • Fl diện tích kho bảo quản cần xây dựng, m2;
  •  
  •  bF hệ số sử dụng diện tích buồng chứa, tính cả, đường đi và các diện tích giữa các lô hàng, giữa các hàng các cột, tường, các diện tích lắp đặt thiết bị như dàn bay hơi, quạt.
  •  

                   Theo bảng 2.5 trang 34 (NĐL) chọn bF = 0,80

 

Vậy:

 

                                  Fl=300/0,80 = 375 m2

 

     Số lượng kho cần xây dựng:

 

   Ta có:                                       Z=Fl/f                                     (2-5)   (NĐL)

 

    Trong đó:

 

   f – là diện tích kho quy định chuẩn đã chọn, là bội số của f= 36 m2. Ta chọn diện tích phòng là f= 144 m2

 

   Vậy:

 

                              Z= Fl/f=375/144 = 2,6

 

Trong khi tính toán , diện tích lạnh có thể lớn hơn diện tích ban đầu 10 ÷15%, khi ch

 

Chọn Z phải là số nguyên

 

Chọn 3 buồng mỗi buồng có diện tích: 144 m2   (cần phải chọn 3 buồng mới có thể chứa hết 300 tấn , và có thể dư một khoảng không gian nhỏ cho việc sắp xếp cũng như dọn dẹp )

 

Z = 3.144 = 432 m2

 

                   Dung tích thực tế của kho bảo quản

 

                       Et=E.Zt/Z=300 ´ 3/2,6= 346,1 (tấn)                                   (2-5)   (NĐL)

 

4. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh:

 

Yêu cầu đối với mặt bằng kho bảo quản đông

 

- Quy hoạch đạt được chi phí đầu tư  bé nhất. Sử dụng rộng rãi các cấu kiện tiêu chuẩn, giảm tới mức thấp nhất các diện tích phụ, nhưng đảm bảo tiện nghi và phù hợp. Giảm công suất thiết bị xuống mức thấp nhất.

 

- Đảm bảo sự vận hành tiện lợi và rẻ tiền.

 

- Đảm bảo lối đi và đường vận chuyển thuận  lợi cho việc bốc xếp bằng xe nĩa nâng.

 

- Được tính toán đến khả năng mở rộng kho.

 

- Kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy.

 

Yêu cầu đối với buồng máy và thiết bị  

 

Bố trí máy và các thiết bị trong một buồng hợp lý nhằm:

 

- Vận hành máy thuận tiện

 

- Rút ngắn chiều dài các đường ống

 

- Sử dụng buồng máy hiệu quả

 

- Đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế máy và các thiết bị

 

- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy

 

Buồng có diện tích là 144m2 bố trí các máy nén, các trạm tiết lưu, dụng cụ đo đạc… chiều rộng chính của lối đi trong buồng máy là 1,5m để tiện sửa chữa dễ dàng. Khoảng cách máy và các thiết bị là 1m, giữa thiết bị và tường là 0,8m. trạm tiết lưu đặt cách máy ít nhất là 1,5m. Các ống dẫn được bố trí sát vách kho bảo quản để ống nối giữa máy,thiết bị, dàn lạnh là ngắn nhất.

 

5. Chọn mặt bằng kho

 

- Kho bảo quản có dung tích 300 thịt heo  gồm 3 buồng , vậy mỗi buồng chứa 100 tấn, nhiệt độ -20 °C.

 

- Mặt bằng xây dựng cần chú ý dến nền và móng kho bảo quản phải vững chắc do đó phải tiến hành khảo sát về nền móng và mực nước.

 

- Việc gia cố nền móng nhiều khi dẫn đến việc tăng vốn đầu tư xây dựng. nếu mực nước quá lớn, các nền móng và công trình phải có các biện pháp chống thấm ẩm.

 

- Do nhiệt thải ở thiết bị ngưng tụ nên phải tính đến nguồn nước để giải nhiệt. Ngoài ra còn tính đến việc cung cấp điện dến công trình, giá điện và xây lắp công trình điện cũng là một vấn đề được quan tâm vì nó sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư ban đầu.

 

6. Bố trí mặt bằng kho bảo quản

 

- Toàn thể kho bảo quản  đang thiết kế được lắp đặt trong nhà xưởng có khung đỡ mái che. Nền của xưởng cao bằng với sân, để tiện bốc xếp và để xe nâng đi lại dễ dàng.

 

- Kho có một cửa lớn và một của nhỏ để nhập xuất hàng.

 

- Kho bảo quản 3 buồng có nhiệt độ là -20°C và 1 buồng máy, để tránh hiện tượng tổn thất nhiệt do mở cửa khi nhập, xuất hàng và dễ dàng bốc xếp hàng hoá.

 

- Hành lang kho bảo quản được ngăn với bên ngoài bằng tường bao, có chiều rộng 6m co chiều  cao 1,5m so với mặt sân, như vậy sẽ đảm bảo cho việc xe nĩa nâng vận chuyển sản phẩm vào tận trong xe mà không cần bốc đỡ vào xe.

 

- Tường bao có cửa lớn để cho xe lùi vào tận trong hành lang đảm bảo việc tổn thất nhiệt.