Thiết kế kho lạnh-Tính toán thiết kế kho lạnh bảo quản thịt
Ngày đăng:
05/11/2020
Tính toán thiết kế kho lạnh cho kh ách h àng s ử d ụng tuỳ vào nhu c ầu mà kh ách yêu c ầu Ví dụ:Khi ta sử dụng kho lạnh dùng để trữ đông thịt,cá. được nghiên cứu với các nội dung: Tổng quan, tính toán kho lạnh, tính toán cách nhiệt cách ẩm, tính toán cân bằng nhiệt, tính toán chọn máy nén, tính toán chọn thiết bị.
- Kho lạnh là các kho có cấu tạo kiến trúc đặc biệt dùng để bảo quản các sản phẩm và hàng hóa khác nhau ở nhiệt độ lạnh và điều kiện không khí thích hợp. Do không khí trong buồng lạnh có tính chất khác xa không khí ngoài trời nên kết cấu xây dựng, cách nhiệt, cách ẩm của kho lạnh và kho lạnh đông có những yêu cầu đặc biệt nhằm bảo vệ hàng hóa bảo quản và kết cấu công trình khỏi hư hỏng do các điều kiện không khí bên ngoài cũng vì các lý do đó, kho lạnh khác biệt hẳn với các công trình xây dựng khác.Ngày nay kho lạnh có nhiều loại khác nhau đã được sử dụng rất nhiều trên thị trường, kho lạnh đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo quản, dữ trữ và phân phối lương thực, thực phẩm một cách có hiệu quả, đồng thời hỗ trợ cho nhiều ngành kinh tế phát triển cho đất nước
- Phân loại kho lạnh Dung tích và công dụng của các kho lạnh và kho đông rất khác nhau. Dung tích và mục đích sự dụng ảnh hưởng rất nhiều tới hình dáng cũng như thể tích mặt bằng cụ thể của kho.
- Theo kết cấu kho lạnh người ta phân ra: + Kho lạnh truyền thống: là các kho lạnh được xây dụng từ các vật liệu xây dựng như : bê tông cốt sắt, vôi vữa và các vật liệu cách nhiệt, cách ẩm phù hợp. + Kho lạnh lắp ghép: là các kho lạnh lắp ghép từ các panel chế tạo sẵn từ nhà máy. Ưu điểm vượt trội của nó là đơn giản, nhẹ gọn, thi công nhanh có thể di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác, nhược điểm là giá thành cao không thể xây dựng kho lạnh lắp ghép nhiều tầng.
- Theo công dụng của kho lạnh người ta phân ra:Kho lạnh chế biến: là một bộ phận của cơ sở chế biến lạnh các loại thực phẩm như: thịt, cá, sữa, rau, hoa quả…các sản phẩm được chế biến và bảo quản tậm thời ở xí nghiệp sau đó chuyển đến các kho lạnh phân phối, trung chuyển, thương nghiệp hoặc xuất khẩu. Chúng là mắt xích đầu tiên của dây chuyền kho lạnh, dung tích không lớn. 6
- + Kho lạnh phân phối: dùng để bảo quản các sản phẩm trong mùa thu hoạch, phân phối, điều hòa cho cả năm dùng cho các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn. + Kho lạnh trung chuyển: thường đặt ở các hải cảng, những điểm nút đường sắt, bộ…dùng để bảo quản ngắn hạn tại những nơi trung chuyển. Kho lạnh trung chuyển có thể kết hợp làm một với kho lạnh phân phối hoặc thương nghiệp. + Kho lạnh thương nghiệp: dùng để bảo quản ngắn hạn thực phẩm sắp đưa ra thị trường. Nguồn hàng chủ yếu là từ kho lạnh phân phối. Kho lạnh thương nghiệp được chia làm 2 loại theo dung tích: cỡ lớn từ 10 đến 150t dùng cho các trung tâm công nghiệp, thị xã…;cỡ nhỏ đến 10t dùng cho các cửa hàng, quầy hàng, khách sản…Thời gian bảo quản khoảng 20 ngày. + Kho lạnh vận tải: thực tế là các ôtô, tàu hỏa và tàu thủy lạnh dùng để dùng để chuyên chở, vận tải các sản phẩm bảo quản lạnh. + Kho lạnh sinh hoạt: thực chất là các tủ lạnh, tủ đông các loại sử dụng tại gia đình. Chúng được coi là mắt xích cuối cùng của dây truyền lạnh, dùng để bảo quản thực phẩm trong một tuần lễ. 1.5. Theo nhiệt độ người ta chia ra: + Kho bảo quản lạnh: nhiệt độ bảo quản thường trong khoảng 20C đến 50C. Đối với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản nhiệt độ cao hơn. + Kho bảo quản đông: kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Nhiệt độ bảo quản tùy thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối thiệu phải đạt – 180C để cho vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực phẩm trong quá trình bảo quản. + Kho đa năng: nhiệt độ bảo quản là – 120C. + Kho gia lạnh: nhiệt độ 00C, dùng để gia lạnh các loại sản phẩm trước khi chuyển sang khâu chế biến khác. + Kho bảo quản nước đá: nhiệt độ kho tối thiểu 40C. 1.6. Theo dung tích chứa: + Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường quy dung tích ra tấn thịt (MTMeat Tons) 7
- 1.7. Theo đặc điểm cách nhiệt người ta chia ra: + Kho xây: là kho mà kết cấu kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây dựng chiếm diện tích, khó lắp đặt, giá thành tương đối cao, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho xây dụng không đảm bảo tốt. Vì vậy ở nước ta người ta ít sử dụng kho xây dựng để bảo quản thực phẩm. + Kho panel : được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethan và được lắp ghép với nhau bằng các móc khóa cam locking. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, tiện lợi lắp đặt, tháo đỡ. Hiện nay ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm đều xử dụng kho panel để bảo quản hàng hóa. 1.1.3. Các phương pháp xây dựng kho lạnh 1.1.3.1. Phương pháp truyền thống: Phương pháp này kho lạnh được xây dựng bằng vật liệu xây dựng và lớp cách nhiêt, cách ẩm vào phía trong kho. Quá trình xây dựng phức tạp qua nhiều công đoạn. Ưu điểm: + Tận dụng được nguyên liệu sẵn có tại địa phương. + Có thể sự dụng công trình kiến trúc sẵn có để chuyển thành kho. + Chi phí xây dựng thấp. Nhược điểm: + Khó khăn khi cần di chuyển kho lạnh, hầu như bị phá hỏng. + Cần nhiều thời gian và nhân công. + Chất lượng công trình có độ tin cậy không cao. 1.1.3.2. Phương pháp hiện đại Đó là phương án xây dựng các kho bằng cách lắp các tấm panel tiêu chuẩn trên nền, khung và mái của kho.
Bài viết khác
- Nên Sử Dụng Kho Lạnh Kiểm Soát Không Khí Hay Kho Giữ Tươi Để Bảo Quản Trái Cây Và Rau Quả?
- Tham khảo nội quy sử dụng kho lạnh dành cho nhân viên
- 14 nguyên tắc hướng dẫn sử dụng và bảo quản kho lạnh đúng cách
- Nguyên nhân gây ra sự cố trong kho lạnh và đề xuất các biện pháp phòng ngừa
- Quy trình chế biến và bảo quản xúc xích công nghiệp trong kho lạnh từ nguyên liệu đến lưu trữ an toàn
- Lắp đặt kho lạnh cho nhà hàng - Tận dụng hiệu quả kho lạnh trong hoạt động của nhà hàng