0908 541956 - 0905 500114

kho Lạnh

Ngày đăng: 07/09/2024
Giá: Liên hệ

Nằm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang trên đà tăng trưởng cùng sự hội nhập nhanh chóng từ nhiều nền kinh tế thế giới đã mở ra một cánh cổng phát triển hết sức rực rỡ cho ngành xuất khẩu như nông, lâm và các loại thủy hải sản, chế biến lương thực trở nên chất lượng và quy mô rộng lớn. Chính vì vậy, hằng năm, Việt Nam sản xuất với lượng lớn lương thực, thực phẩm nhằm phục vụ đời sống của con người cũng như việc xuất khẩu ra nước ngoài.

I.Tầm quan trọng của kho lạnh.

 Trước đây khi chưa có kho lạnh, con người đã tự chế tạo ra một nơi có không gian kín, hạn chế sự xâm nhập của điều kiện thời tiết bên ngoài cũng như côn trùng gây hại. Nhờ đó mà hàng hóa, sản phẩm sẽ bảo quản, lưu trữ được trong một khoảng thời gian và không bị ảnh hưởng cũng như chịu tác động từ bên ngoài.

 Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt và biến đổi không theo quy luật nhất định nên con người đã phát triển kho chứa thông thường thành kho lạnh. Kho lạnh là dùng để bảo quản được thiết kế phù hợp với đặc tính lý, hóa học của lô hàng nhằm đảm bảo chất lượng cũng như độ bền. Hay có thể hiểu một cách đơn giản, kho lạnh giống như một chiếc tủ lạnh vô cùng lớn được lắp đặt và thiết kế với hệ thống dàn lạnh công nghiệp với nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm, thuốc, thủy hải sản,…

 Do đó, kho lạnh thường được sử dụng ở các khu công nghiệp, nhà máy chế biến, kho xưởng cũng như hộ gia đình. Bên cạnh đó, đặc điểm cũng như thiết kế của kho lạnh sẽ tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích sử dụng của khách hàng hay theo từng loại hàng hóa.

II.Kho lạnh kích thước như thế nào để tối ưu.

  Kho lạnh chính là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp bảo quản thực phẩm, hàng hóa trong thời gian dài mà không làm giảm chất lượng so với ban đầu. Chính vì vậy mà phần lớn các doanh nghiệp chế biến, nhà hàng, khách sạn đã lựa chọn thi công lắp đặt hệ thống lạnh để bảo quản hàng hóa của mình. Tuy nhiên, trước khi lắp đặt thì các doanh nghiệp cần phải nắm vững một vài kiến thức sau:

1.Hình dáng và thể tích kho lạnh.

 Tùy thuộc vào nhu cầu và mức chứa hàng hóa mà thiết kế, lắp đặt hình dáng, thể tích của kho lạnh. Loại kho này có thể là 1 tầng hoặc nhiều tầng nhưng phần lớn kho lạnh đều được lắp đặt theo hình lập phương. Bởi đây được xem là giải pháp phù hợp với tất cả các cửa hàng,  nhà sản xuất, doanh nghiệp chế biến,…

 Tại sao các doanh nghiệp, cửa hàng,…lại lựa chọn thiết kế kho lạnh hình lập phương thay vì hình chữ nhật hay những hình khác? Đa số thiết kế theo hình lập phương bởi thiết kế này giúp tiết kiệm tối đa diện tích đồng thời giúp việc vận chuyển và rời kho đơn giản, hiệu quả và an toàn hơn.

 Doanh có thể nhìn rõ và tưởng tượng ra kho lạnh trong tương lai đồng thời giúp công trình đảm bảo đạt hiệu suất tối đa khi vận hành. Bên cạnh đó, việc tính toán kỹ sẽ giúp ta tiết kiệm chi phí hiệu quả khi vận hành, tránh tình trạng lắp đặt kho lạnh quá lớn mà không dùng hết hay kho lạnh quá nhỏ không đủ sức chứa.

2.Bố cục bài trí kho lạnh.

Kho lạnh nên có bài trí đơn giản với các lối đi rộng ở trung tâm để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào kho. Kho có thể là phòng đơn hoặc nhiều phòng tùy thuộc vào mục đích sử dụng nhưng vẫn phải đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn luôn ở mức -24 độ C đến -30 độ C. Tuy nhiên, tùy loại hàng hóa mà mức nhiệt độ có thể điều chỉnh cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các tấm panel sẽ giúp việc thi công diễn ra nhanh chóng hơn, Vì vậy, bạn nên chọn các loại tấm cách nhiệt polyurethane hoặc polystyrene dạng khung hoặc không. Nếu là loại có khung thì khung phải được làm từ chất liệu thép mạ kẽm chống gỉ sét để ngăn bụi và đảm bảo tính thẩm mỹ.

3.Các yếu tố khác.

Để kho vận hành hiệu quả, tránh tình trạng thoát nhiệt ra ngoài thì chất lượng, độ dày của tấm cách nhiệt và rào cản hơi rất quan trọng. Nên chọn panel EPS, panel PU hoặc panel PIR với độ dày dao động từ 150mm đến 220mm. Đây là những dòng panel đạt chuẩn giúp tăng khả năng cách nhiệt, giữ nhiệt hiệu quả.

Song song với đó, quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào kho cũng là điều mà bạn cần lưu ý.

Để việc lắp đặt kho lạnh trở nên đơn giản, chính xác và phù hợp thì các chủ doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn,…cần xác định được mục đích sử dụng của kho lạnh là gì, tránh việc lắp đặt xong lại thay đổi ý gây tốn chi phí và thời gian.

III.Phân loại kho lạnh, nhiệt độ bảo quản cho các loại sản phẩm

  Có những kho bảo quản lạnh phổ biến nào ? Nhiệt độ cho từng loại sản phẩm ra sao? Thời gian bảo quản như thế nào là phù hợp cho từng loại sản phẩm? Nếu bạn cũng là một trong số đó thì các chia sẻ rất hữu ích cho bạn.

  Việt Nam phát triển trên nền Nông Nghiệp, sản lượng hàng năm rất lớn nên việc lắp đặt kho lạnh nông sản và thủy hải sản,thịt cá đồ hợp v..v. để bảo quản sản sản phẩm rất cần thiết, nhằm tăng thời gian sử dụng sản phẩm để phục vụ thị trường trong nước, lớn hơn là xuất khẩu thị trường nước ngoài.

*Sau đây là bảng nhiệt độ bảo quản thủy sản và nông sản.

Loại nông sản Nhiệt độ Độ ẩm Điều kiện khác
Bảo quản hạt

Từ 18-20 độ C

Khoảng 70%

 Oxy thấp  Điều kiện ánh sáng thấp
Rau quả tươi Từ 0-12 độ C Từ 90-95%

Hàm lượng Oxy từ 90-95%

Điều kiện ánh sáng tố

*Lõi cửa sẽ quyết định rất lớn tới khả năng giữ nhiệt trong kho. Căn cứ vào môi trường trong kho lạnh, bạn nên chọn độ dày sau.

Độ dày lõi cửa Loại kho lạnh phù hợp
50mm Nhiệt độ kho lạnh: > 5 độ C;
75mm Nhiệt độ kho lạnh: 0 đến 5 độ C;
100mm Nhiệt độ kho lạnh: -18 đến dưới 0 độ C;
125mm Nhiệt độ kho lạnh: -18 đến dưới 0 độ C;
150mm Nhiệt độ kho lạnh: -25 đến -30 độ C.

   

 

 

 

 

 

 

*Bảng nhiệt độ chính xác cho việc bảo quản của nông sản và thủy sản.

Nhiệt độ Mục đích
0 °C ~ + 22°C Sử dụng, nhà máy Nấm, bảo quản thuốc, chế biến trong phòng, phòng đóng gói
5 °C ~ + 5 °C Làm lạnh sơ bộ, giữ tươi
– 10 °C ~ – 20 °C Lưu trữ tủ đông
Kho lạnh -18/-20 độ C Lưu trữ nhiệt độ thấp, cấp đông nhanh
–35 °C ~ – 60 °C Dùng trong kho đông lạnh, kho thủy sản, các loại kho nông sản, cấp đông nhanh.
Kho tối thiểu -40 độ C Đồ hộp trong các hòm gỗ hoặc cáctông
Từ +20/+ 25 độ C Thịt gia cầm đông lạnh trong các ngăn gỗ trong ngăn carton
Kho +10/-15 độ C,có thể tăng giảm nhiệt độ linh động Cam, quýt trong ngăn gỗ, cactông

 

IV. 7 Bước quy trình lắp đặt kho lạnh của Điện Lạnh Thành Lạnh.

Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thi công kho lạnh Điện Lạnh Thành Phát đã trích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm thiết kế thi công kho lạnh. Chúng tôi – kho lạnh Thành Phát đã nhận được sự tin tưởng của các khách hàng. Dưới đây là quy trình lắp đặt kho lạnh đầy đủ, chi tiết.

Bước 1: chuẩn bị địa điểm thi công lắp đặt

Trước khi tiến hành thi công lắp đặt cần phải kiểm tra mặt phẳng của nền bằng các công cụ đo đạc như ti ô nước. Sau đó chỉnh sửa những vị trí không phù hợp hay vị trí có độ cao thấp chênh lệch khoảng 5mm. Việc điều chỉnh này sẽ giúp khắc phục các sai lệch tránh gây khó khăn khi lắp khung panel.

Kho lạnh được lắp đặt để bảo quản sản phẩm trong thời gian dài nên nhiệt độ lạnh sẽ truyền qua hệ thống kết cấu cách nhiệt và xuống nền đất, đọng lại thành những giọt nước li ti. Quá trình này diễn ra lâu dài và tích tụ sẽ làm mất mỹ quan cho công trình, đồng thời có thể làm phá vỡ hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt.

Chính vì vậy, trước khi lắp đặt kho lạnh cần phải chú ý thiết kế xây dựng con lươn nền để tạo khoảng trống giữa tấm cách nhiệt và mặt đất hoặc dùng khung đỡ với chức năng tương tự. Con lươn để thông gió được xây bằng bê tông hoặc bằng gạch với độ cao khoảng 200mm.

Bước 2: lắp đặt vỏ ngoài của kho lạnh .

Sau khi chuẩn bị xong mặt bằng, sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống treo trần – hệ thống này dành cho các kho lạnh có chiều dài panel trần lớn hơn 3.6.

Trần kho lạnh sẽ được làm từ các thanh thép tròn có phi 34 và phi 27 hàn lại với nhau theo khung dầm bê tông. Tiếp đó sẽ được đặt lên phần khung dàn treo trần của kho lạnh. Sau khi đặt xong phải kiểm tra kỹ càng về độ chắc chắn, độ cao của khung xem đã phù hợp với độ cao phủ bì của kho hay chưa.

Sau khi lắp đặt phần khung xong sẽ tiến hành xác định các vị trí cần treo móc và lắp đặt hệ thống trần giống với bản thiết kế trước đó.

Tiếp đó sẽ tiến hành lắp đặt panel, panel phải là những tấm phiên cách nhiệt có thể thể là dạng  PU được phun lớp mạ đồng đều đặn và được kết dính 2 mặt chắc chắn bởi tole chống gỉ colorbond. Khi lắp đặt panel phải đảm bảo kỹ thuật khe phải hở ở giữa 2 gờ tole và cần phải lưu ý kho lạnh luôn có 3 liên kết chính là tường – trần, tường – tường và tường – nền.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại panel chính là panel PU dùng cho kho âm sâu và panel EPS dùng cho kho dương.

  • Panel PU: được thiết kế bằng các tấm cách nhiệt PU có tỷ trọng lên tới 40kg/m3 và được liên kết với nhau bằng khóa camlock. Nếu không dùng khóa thì có thể thay thế bằng tấm mộng âm dương và được gia cố chắc chắn bằng kẹp ke góc hình chữ V.
  • Panel EPS: loại panel này liên kết với nhau bằng mộng âm dương và được gia cố bằng các thanh V giúp tăng độ cứng và chắc chắn.

Trong quá trình lắp ghép các tấm panel cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Lắp panel tường và trần cùng một lúc.
  • Nên dùng thanh hình V tole với kích thước 40x40x2mm có độ dài 200mm, được bắn rivet cố định ở mặt trong và mặt ngoài của các mối ghép của từng cắp panel trong quá trình lắp đặt. Việc này sẽ giúp liên kết giữa các tấm panel được chặt chẽ hơn.
  • Mật độ khe hở giữa 2 tấm panel phải dao động từ 3mm đến 5mm trong quá trình lắp ráp.
  • Bộ khóa camlock âm và dương phải được siết chặt chẽ với nhau.

Bước 3: Lắp cửa kho lạnh.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại cửa kho lạnh phổ biến là cửa bản lề và cửa trượt. Mỗi loại cửa sẽ phù hợp với không gian, diện tích riêng để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn.

Lắp đặt cửa bản lề

  • Đảm bảo khóa và bản lề khi lắp phải chắc chắn để khi đóng – mở cửa nhẹ nhàng, thoải mái.
  • Joint lạnh phải kín, không làm thoát hơi ra bên ngoài.
  • Điện trở sưởi phải luôn luôn hoạt động tốt khi kho vận hành.

Lắp đặt cửa trượt.

  • Cơ cấu trượt phải thật cứng, vững để khi trượt được nhẹ nhàng.
  • Tay đẩy phải chắc chắn.
  • Joint lạnh phải kín để không làm thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài.

     Bước 4: lắp đặt đường ống.

Đường ống trước khi lắp ráp vào mạng lưới hệ thống phải vệ sinh sạch sẽ cả trong lẫn ngoài và phải giữ gìn, bảo vệ thật sạch trước khi dùng.

Đường ống phải đi song song hoặc vuông góc với nhau và với cấu trúc thiết kế xây dựng như tường, trần,…

Bên cạnh đó phải được cố định và thắt chặt trên những giá đỡ, ở phía dưới có đệm gỗ, cao su đặc chịu nhiệt hoặc PU có độ dày tương ứng với chiều dày bọc cách nhiệt nhưng giá đỡ phải được sơn chống sét.

Nếu dùng superlon thì không cần đệm dưới và khoảng cách giá đỡ tùy thuộc vào đường kính ống nếu D>42mm thì khoảng cách là 3m, còn D<42mm thì khoảng cách là 2.5m. Các đường ống phải được bọc cách nhiệt bằng superlon hoặc đổ foam với độ dày đúng theo bản vẽ trước đó để bảo vệ tính thẩm mỹ.

Bước 5: lắp đặt hệ thống lạnh – cụm máy nén, dàn lạnh

  • Lắp đúng, đủ các thiết bị theo sơ đồ nguyên lý và bản vẽ bố trí thiết bị đã chuẩn bị từ trước.
  • Cụm máy nén, dàn ngưng, bơm nước, tháp giải nhiệt phải được lắp trên khung sắt hay móng bê tông cao từ 150mm trở lên. Đồng thời móng bê tông phải bằng phẳng và có rãnh thoát nước.
  • Dàn ngưng giải nhiệt gió hay tháp giải nhiệt phải đặt cách tường tối thiểu 200mm.
  • Dàn ngưng giải nhiệt nước khi lắp đặt ở hai đầu dàn ngưng phải cách tường tối thiểu 500mm.
  • Phải làm bao che hoặc mái che bảo vệ cho cụm máy, bơm nước giải nhiệt trong trường hợp đặt ngoài trời.
  • Máy nén phải đặt thấp hơn dàn lạnh, nếu đặt cao hơn thì cứ mỗi 2mm phải lắp bẫy dầu.

Bước 6: lắp đặt tủ điện điều khiển.

Dựa theo bản thiết kế nguyên lý điện để lắp đặt hệ thống tủ điện theo đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, kích cỡ của từng loại dây phải chuẩn xác và phải kiểm tra kỹ độ dài của dây trước khi cắt. Tủ điện phải lắp đặt ở nơi khô thoáng, không ẩm ướt và thuận tiện cho việc đi lại vận hành.

Dây điện phải được đi ở trong ống điện và được sắp xếp một cách ngay ngắn, cố định ở vị trí nào đó bằng dây rút. Cần phải lưu ý rằng đường dây điện không được để đi qua nguồn phát nhiệt cao, nếu không sẽ gây cháy nổ. Khi lắp đặt ngoài trời cần phải đặt dây điện sao cho nước không ngưng đọng trong ống. Và cần phải đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn.

Bước 7: hoàn thiện lắp đặt – chạy thử – kiểm tra và nghiệm thu lắp đặt

Khi hoàn thiện lắp đặt cần phải lắp đặt những thanh V nhôm với các mối ghép ở cạnh và góc trong và ngoài của kho lạnh cùng nắp bịt đầu khóa camlock. Sau đó, dựa theo bản thiết kế để lắp đặt cửa của kho lạnh.

Bên cạnh đó phải lắp đặt các phụ kiện kho khác như đồng hồ đo nhiệt độ, chuông báo động, van cân bằng áp suất, đèn kho lạnh,….Hơn nữa cần phải đảm bảo lắp đặt đầy đủ phụ kiện và đúng vị trí theo như bản thiết kế.

Sau khi lắp đặt xong phải kiểm tra lại toàn bộ các mối ghép ở trong kho và cuối cùng là bắn silicon giữa các khe và mối nối của những chi tiết trong kho lạnh để không khí, nhiệt độ trong kho lạnh không bị thoát ra ngoài và nhiệt độ bên ngoài cũng không thể vào trong làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Khi mọi thứ đã hoàn thành sẽ tiến hành chạy thử xem kho lạnh có hoạt động bình thường không và tiến hành kiểm tra lần cuối trước khi nghiệm thu để bàn giao lại cho khách hàng.

 

Sản phẩm khác

Dịch Vụ Kho Lạnh.

Dịch Vụ Kho Lạnh.

26/04/2023
Giá: Liên hệ
 Kho Lạnh Chất Lượng 2023.

 Kho Lạnh Chất Lượng 2023.

05/04/2023
Giá: Liên hệ
Kho Lạnh Bảo Quản Chè Xanh.

Kho Lạnh Bảo Quản Chè Xanh.

28/03/2023
Giá: Liên hệ
kho lạnh phục vụ khách sạn.

kho lạnh phục vụ khách sạn.

11/03/2023
Giá: Liên hệ
Kho Cấp Đông

Kho Cấp Đông

21/02/2023
Giá: Liên hệ
Kho lạnh giá rẻ năm 2023.

Kho lạnh giá rẻ năm 2023.

17/02/2023
Giá: Liên hệ